Từ lâu, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ là một phần của văn hóa ẩm thực phương Đông với lịch sử tồn tại hơn 10,000 năm. Hiện nay, Đậu nành đang được tiêu thụ rộng rãi trên khắp thế giới, không chỉ như một nguồn protein thay thế từ thực vật mà còn là thành phần trong nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Tuy nhiên, Đậu nành vẫn là một thực phẩm gây nhiều tranh cãi về lợi ích đối với sức khỏe con người, đặc biệt là phái mạnh; khi nhắc đến “ăn đậu phụ”, “uống sữa đậu nành” nam giới thường tỏ ra lo ngại vì sợ nó sẽ làm mình mất đi tính đàn ông, yếu sinh lý. Sự quan ngại trên bắt nguồn từ các nghiên cứu trên thế giới cho rằng đậu nành làm suy giảm nồng độ tinh trùng và nội tiết tố nam testosterone, có thể gây nên hiếm muộn ở nam giới.
Vậy thực hư chuyện uống sữa đậu nành, ăn đậu nành gây suy giảm tinh trùng là sao?
Những thành phần và tác động của đậu nành lên sức khỏe con người
Trước khi tìm hiểu đậu nành có ảnh hưởng lên chức năng sinh sản phái mạnh, chúng ta cùng xem lại thành phần có trong đậu nành vài lợi ích sức khỏe của đậu nành.
Thành phần có trong đậu nành
Các thành phần hóa học có trong đậu nành tự nhiên, sữa đậu nành, đậu phụ bao gồm Isoflavones còn gọi phytoestrogen có cấu trúc gần giống estrogen, tinh bột, chất béo, chất xơ, vitamin C, vitamin K, thiamin, riboflavin, folate, sắt, magie, phosphor, kali, kẽm, mangan, đồng, …
Tác dụng có lợi và có hại của đậu nành
Các tác dụng của đậu nành vẫn còn có nhiều tranh cãi, gần đây Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã đưa ra thông báo sẽ cân nhắc kiểm soát lại các tác dụng của đậu nành dựa trên các nghiên cứu lớn hơn, cụ thể hơn trong tương lai.

Các tác dụng có lợi của đậu nành gồm:
- Bổ sung canxi, vitamin D, protein và điều hòa nội tiết tốt giúp xương và cơ bắp chắc khỏe (có lợi cho cả nam và nữ)
- Giảm tổng lượng cholesterol và LDL (cholesterol xấu) trong máu góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Cải thiện tình trạng tiểu đường nhờ chỉ số glycemic thấp (đánh giá mức độ tăng đương huyết khi ăn thực phẩm chứa tinh bột), điều hòa chuyển hóa chất béo cũng như tăng độ nhạy của insulin trên cơ quan đích.
- Điều hòa và cải thiện tình trạng mãn kinh nữ, cải thiện khả năng sinh sản ở nữ, giảm nguy cơ bệnh tuyến tiền liệt ở nam nhờ khả năng điều hòa hormone estrogen của isoflavon.
Các tác dụng bất lợi của đậu nành cần được nghiên cứu thêm:
- Tăng nguy cơ ung thư vú do bổ sung estrogen (yếu tố cần cho ung thư vú) – các nghiên cứu cho rằng đậu nành lên men tốt hơn đậu nành thông thường đối với phụ nữ.
- Tác động nhỏ lên sự hình thành hormone tuyến giáp do isoflavon. Người cường giáp vẫn có thể dùng đạu nành, miễn là lượng iod bổ sung đủ.
- Có thể ảnh hưởng lên nội tiết tố nam do isoplavon có cấu trúc như hormone sinh dục nữ, trong khi nam giới không cần lượng estrogen lớn.
Ảnh hưởng của đậu nành lên sức khỏe nam giới
Nghiên cứu điển hình trên người
Các mối nghi nghại về tác dụng bất lợi của đậu nành lên sức khỏe tinh trùng xuất phát từ nghiên cứu tại Trung tâm hiếm muộn Machachusset từ năm 2000 -2006 do đại học Harvard thực hiện. Kết quả cho thấy, hầu hết nam giới béo phì sử dụng nhiều đậu nành làm thực phẩm chính cho bữa ăn hằng ngày đều có lượng tinh trùng giảm đi một nửa so với bình thường.

Một nghiên cứu khác thực hiện năm 2011 trên một bệnh nhân nam đái tháo đường týp 1 cũng cho kết quả tương tự và cũng có liên quan đến chứng rối loạn cương dương và giảm ham muốn tình dục.
Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng Rhiannon Lambert – người đứng đầu trung tâm dinh dưỡng Harley Street ở Anh cho rằng các nghiên cứu trên người đều thực hiện trên cơ số mẫu nhỏ, lượng đậu nành vượt xa mức trung bình con người tiêu thụ và người tình nguyện đều mắc các bệnh khác nhau nên không có cơ sở để kết luận trên người bình thường với lượng đậu nành bình thường ăn mỗi ngày.
Nghiên cứu điên hình trên động vật
Các thử nghiệm trên chuột đực hoặc chuột mẹ mang thai cũng cho kết quả tương tự với sự suy giảm mạnh hormone sinh dục, thái hóa cơ quan sinh dục đực. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng Nichola Ludlam-Raine ở Anh cho rằng lượng isoflavon được tiêm vào tĩnh mạch là rất lớn, giữa người và chuột có sự khác nhau về cơ chế hấp thu, chuyển hóa, phân bố thải trừ, chức năng và cơ chế sinh học cũng khác nhau nên các nghiên cứu này cũng không đủ độ tin cậy.
Sự phản bác của các chuyên gia y tế và dinh dưỡng
Trước những nghiên cứu huyền thoại gây ra tâm lý sợ đầu nành ấy, giám đốc viện dinh dưỡng đậu nành Hoa Kỳ Mark Messia đã chứng minh được protein từ đậu nành và isoflavon đều không ảnh hưởng lên hormone sinh dục nam và một phân tích tổng hợp khác vào năm 2010 cũng cho kết quả tương tự.

Các chuyên gia đều ủng hộ việc tiêu thụ đậu nành như một phần của một chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt là đối với những người có chế độ ăn kiêng. Sữa đậu nành như là lựa chọn thay thế sữa tươi tốt nhất cho người ăn chay, vì nó chứa lượng protein lớn và cao hơn các loại sữa thay thế khác.

Thường xuyên tiêu thụ sản phẩm đậu nành ở mức vừa phải (dưới 50g/ngày) cũng có thể làm giảm cholesterol mức như đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu, giải thích một phát ngôn viên cho các Hiệp hội dinh dưỡng Anh.
Kết luận
Tuy hiện nay vẫn còn các tranh cãi giữa những nghiên cứu về tác hại đậu nành lên sức khỏe sinh sản nam nhưng các chuyên gia đều khuyên nên sử dụng đậu nành hằng ngày với lượng tiêu thụ không quá 50g/ngày sẽ có lợi cho sức khỏe của nam giới.