Theo cuốn sách “Thần nông bản thảo” thì vị thuốc nhục thung dung được xếp vào loại “thượng phẩm”, chuyên dùng để chữa trị các trường hợp yếu sinh lý, sinh dục. Vì vị thuốc này mềm nung núc như thịt, tính chất lại hào hoãn từ từ nên mới có tên này
Tên khoa học: Boschniakia grabra C. A. Mey Orobanchaceae (họ Lệ Dương hay Nhục Thung Dung) – theo cuốn “Hiện đại thực dụng trung dược” năm 1957.
Tên thông dụng: Thung dung, đại vân (có tính hoạt dục mạnh), hắc tư lệch, nhục tùng dung, địa tinh, tung dung, kim duẩn, tỏa dương (hay còn gọi là tích dương, nhục thung dung Sapa) …
Tên Trung Quốc: 肉苁蓉 (Ròu cōng róng)
Nơi trồng trọt và thu hái
Nhục thung dung có nhiều loại và chúng đều cóc các đặt tên khác nhau: cây Thung dung tên khoa học là Cistanche Deserticola Y. G. Ma Orobanchaceae, cây Mễ nhục thung dung có tên khoa học là Cistanche ambigua G. Beck (Bge) Orobanchaceae,

Nhục thung dung là một loài cây ký sinh, sống nhờ vào một thân cây chủ khác. Nhục thung dung là vị thuốc phân bố là vùng núi cao, râm, mát như vùng Nội Mông Cổ, Thiểm Tây, Cam Túc, Tân Cương (Trung Quốc). Ngoài ra, vị thuốc còn được tìm thấy ở Nhật Bản, Hàn Quốc và đang được trồng ở một số tình như Lào Cai, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lai Châu Việt Nam.
Nhục thung dung được thu hái vào mùa xuân và mùa thu, nhưng thu hoạch từ tháng 3 – 5 sẽ có chất lượng tốt nhất. Phần thân rễ phát triển thành củ của Nhục thung dung được sử dụng để làm thuốc (củ to, mềm, có nhiều dầu, bên ngoài có vỏ mịn, màu đen được xem là có chất lượng tốt). Nếu thu hái vào mùa xuân, chỉ cần loại bỏ đất cát và để khô trong mát là được (gọi là Điềm Đại Vân), còn nếu thu hoạch vào mùa thu, nước sẽ nhiều nên rất khó làm khô nên người ta sẽ cho vào thùng muối, để qua 1 năm lấy ra phơi khô (gọi là Diêm Đại Vân) .
Thành phần hóa học
Với kỹ thuật hiện đại, người ta đã phân tích được các chất có trong nhục thung nhung như các loại đường, acid amin, acid hữu cơ, … được chia làm 2 nhóm: hợp chất bay hơi và hợp chất không bay hơi.
- Hợp chất bay hơi chiếm phần lớn gồm: palmitic acid, linoleic acid, 14-methylpentadecanoate, ethyl palmitate, 2,5,6-trimethyloctane.
- Hợp chất không bay hơi: cực kỳ đa dạng với trên 100 chất đã được phân lập và định danh, tập trung vào các nhóm phenylethanoid glycosides (PhGs), iridoids, lignans, alditols, oligosaccharides và polysaccharides. Có 34 hợp chất PhGs gồm 22 disaccharide glycosides, 10 trisaccharide glycosides, và 2 monosaccharide glycosides.
Đây là những hoạt chất có tính chống oxy hóa, kìm chế quá trình lão hóa, nâng cao thể trạng, tăng cường sinh lực, kích thích quá trình sản sinh hormon sinh dục ở cả 2 phái. Do đó, nhục thung dung có thể sử dụng cho cả nam và nữ.
Công dụng nhục thung dung
Nhục thung dung là vị thuốc có vị mặn, hơi ngọt, chua, tính hơi ấm, không chứa độc tố, quy vào kinh thận và đại tràng (nhiều tài liệu cũng có các lời giải khác nhưng ý nghĩa vẫn tương tự nhau như trong Cảnh Nhạc Toàn Thư, Danh Y Biệt Lục, Đông Dược Học Thiết Yếu, Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Theo Đông y, nhục thung dung có tính ôn thận, tốt cho đại tràng cho cả nam lẫn nữ. Một số tác dụng chính như bổ thận tráng dương, ích tinh huyết, tư nhuận ngũ tạng, nhuận tràng hoạt đại tiện, kéo dài tuổi thọ. Chuyên dùng để chữa trị yếu sinh lý, suy giảm ham muốn tình dục, liệt dương, vô sinh, xuất tinh sớm, …

Theo y học hiện đại, một nghiên cứu tổng hợp mới và đầy đủ có tên “Herba Cistanche (Rou Cong-Rong): One of the Best Pharmaceutical Gifts of Traditional Chinese Medicine” tạm dịch là “Nhục Thung Dung: Một trong những món quà tốt nhất từ dược cổ truyền Trung Quốc” đăng tải năm 2016 đã chứng minh được các “tác dụng vàng” có lợi cho sức khỏe của Nhục thung dung theo khoa học bao gồm:
- Tăng cường chức năng của não bộ (Improvement of Brain Function – khả năng ghi nhớ, nhận thức và học tập) nhờ tác dụng tăng dẫn truyền thần kinh và chống oxy hóa bảo vệ tế bào thần kinh, làm chậm quá trình già hóa.
- Tăng cường hệ miễn dịch (Immune-Boosting Effect) bao gồm hàng loạt các tác động lên hệ miễn dịch như hoạt hóa tế bào miễn dịch lympho B, Lympho T, tăng tỉ lệ giết tế bào ung thư (Natural killer cell) và các tế bào chết, tế bào ngoại lại và tế bào không bình thường, tăng khả năng thực bào, …
- Kích thích hoạt động tình dục (Aphrodisiac Effect) nhờ vào khả năng điều hòa hoạt động enzym sản xuất hormon sinh dục nam tetstosteron tại tinh hoàn, tăng số lượng tế bào mầm (đây là tế bào sẽ phát triển và biệt hóa thành tinh trùng), ngăn ngừa teo vỏ thượng thận (nơi sản suất hormon sinh dục) do thuốc. Kèm với đó, tác dụng bảo vệ tim mạch (tăng cường hô hấp ty thể và hoạt động chống oxy hóa của glutathione từ gan) và cải thiện rối loạn chức năng hệ trục hạ đồi – tuyến yên – thượng thận, tuyến giáp, tinh hoàn, … cũng góp phần tăng cường sức khỏe sinh lý ở nam giới.
Hiện nay, nhục thung dung được sử dụng nhiều trong các chế phẩm đông dược với chỉ định trong điều trị các bệnh do thận dương hư suy ở nam với các triệu chứng tiểu trong, tiểu không tự chủ, lưng đau, gối mỏi, thiếu máu hoặc các bệnh ở nữ như tử cung lạnh, rong kinh, khó thụ thai.